Google Analytics là gì ?
Google Analytics (viết tắt là GA) là một dịch vụ miễn phí của Google cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web. Nó là sản phẩm được các nhà Marketing trong giới Internet dùng để đối chọi lại với giới webmaster và giới kỹ thuật trong khi nền công nghiệp phân tích web đang ngày càng phát triển.
Được tích hợp với AdWords, người dùng có thể xem lại chiến dịch trực tuyến bằng cách theo dõi chất lượng và chuyển đổi trang đích đến. Mục tiêu có thể bao gồm bán hàng, tạo khách hàng tiềm năng, đăng kí email, xem một trang cụ thể hoặc tải xuống một tệp tin cụ thể. Và một số tính năng nâng cao khác.
Cách tiếp cận của Google Analytics là hiển thị thông số dữ liệu, dữ liệu bảng điều khiển cho người dùng thông thường và nhiều dữ liệu chuyên sâu hơn trong báo cáo.
Phân tích Google Analytics có thể xác định các trang có hiệu suất kém bằng các kỹ thuật thống kê và hiển thị thông số, nguồn lượt truy cập đến từ mạng xã hội, website, quảng cáo, thời gian ở lại website, vị trí địa lý truy cập và nhiều tính năng nâng cao khác.
Nó cũng cung cấp nhiều tính năng nâng cao, bao gồm phân khúc khách truy cập tùy chỉnh.
Hơn hết, Google Analytics e-commerce có thể theo dõi được số lượng đơn hàng ở trên website, hoạt động diễn ra ở web dựa trên mục tiêu mình đặt ra. Bản báo cáo này có thể hiển thị các giao dịch, doanh thu của trang web, các mục tiêu hoàn thành và nhiều chỉ số kinh doanh khác.
Cách hoạt động của Google Analytics
Khi người dùng truy cập vào trang web, và mã theo dõi GA được tải (mã theo dõi này khi được gắn lên trang web sẽ không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến giao diện, nó chỉ là một đoạn tag code JavaScript). Sau đó GA sẽ kiểm tra người dùng đã từng truy cập vào website hay chưa.
Nếu người dùng đã từng truy cập thì thông tin được lưu trong cookie và sẽ được cập nhật mới. Và nếu không có cookie, thì sau đó một cookie mới sẽ được tạo trong trình duyệt web của người dùng.
Tiếp đó, mã theo dõi sẽ gửi thông tin đến máy chủ của Google Analytics. Thông tin này bao gồm các thông tin chi tiết như cách người dùng truy cập trang web của bạn, họ đang xem trang nào, và đã từng xem trang nào v.v.
Sau đó, máy chủ của Google sẽ xử lý tất cả các thông tin được gửi từ mã theo dõi GA vào cơ sở dữ liệu. Khi bạn đăng nhập vào tài khoản Google Analytics, và các hành động xem báo cáo chính là lúc bạn đang truy vấn vào cơ sở dữ liệu này và thông tin về báo cáo sẽ được hiển thị trên giao điện của Google Analytics.
Điều quan trọng là dữ liệu mà bạn thấy trong báo cáo Google Analytics là dữ liệu đã được thu thập và xử lý vào cơ sở dữ liệu. Nếu bạn quên đặt code tag GA trên một trang nào đó thì dữ liệu sẽ không được thu thập.
Và bạn không thể thay đổi những dữ liệu đã được thu thập trên báo cáo GA. Do đó, việc thiết lập và “gắn đúng tag GA” rất là quan trọng để thu thập dữ liệu chính xác nhất.
Phiên là gì ?
Phiên hay còn gọi là session là một nhóm các tương tác của người dùng với website của bạn diễn ra trong một khung thời gian nhất định. Trong Google Analytics, phiên là một nhóm các hit được ghi lại cho người dùng trong một khoản thời gian nhất định.
Hit là số tương tác của người dùng (như số lần xem trang, thực hiện mua hàng v.v.) với trang web của bạn và chuyển dữ liệu đó đến máy chủ của Google Analytics. Một người dùng có thể tạo một hoặc nhiều phiên. Tất cả các phiên trong Google Analytics đều có thời gian hết hạn. Không thể kéo dài hơn 4 giờ.
Phiên Web và Phiên Google
Một phiên web là một loạt các yêu cầu HTTP và phản hồi HTTP trao đổi giữa một trình duyệt web và một máy chủ web trong một khoản thời gian nhất định. Trong khi đó, phiên là một nhóm các tương tác của người dùng với website của bạn diễn ra trong một khung thời gian nhất định. Do đó, phiên web và phiên Google khác nhau.
Phiên Google Analytics hết hạn ?
Một phiên Google Analytics hết hạn, nếu không có một hit mới nào được gửi đến máy chủ GA trong vòng 30 phút kể từ thời điểm hit cuối cùng được gửi đi và Phiên GA tự động hết hạn vào lúc nửa đêm (11:59:59 pm).
Ví dụ nếu người dùng duyệt website của bạn từ 11:45 pm, phiên của người dùng đó tự động chấm dứt vào lúc 11:59:59 pm ngay cả khi người dùng đó tiếp tục tương tác với website của bạn. Và từ lúc 12 AM sẽ bắt đầu một phiên GA mới cho người dùng.
Phiên GA cũng có thể hết hạn nếu người dùng quay lại trang web của bạn thông qua nguồn của một chiến dịch khác.
Nguồn chiến dịch có thể là từ: công cụ tìm kiếm, referring websites, URL với tùy chỉnh parameters v.v.
Thực tế nó cũng thật sự không quan trọng, miễn là người dùng quay lại trong vòng 30 phút hoặc sau 30 phút, mỗi khi nguồn chiến dịch được thay đổi, phiên hiện tại sẽ hết hạn và bắt đầu một phiên GA mới.
Ví dụ 1:
Nếu người dùng truy cập vào website của bạn thông qua tìm kiếm tự nhiên trước, và sau đó (sau 15 phút) quay lại trang web của bạn thông qua quảng cáo tìm kiếm có trả tiền thì lượt truy cập sẽ kết thúc phiên GA hiện tại và kích hoạt phiên GA mới, vì nguồn chiến dịch đã thay đổi.
Ví dụ 2:
Nếu người dùng truy cập vào website của bạn thông qua tìm kiếm tự nhiên trước, và sau đó (sau 15 phút) quay lại trang web của bạn bằng cách nhấp vào quảng cáo tìm kiếm có trả tiền và tính năng Google Adwords autotagging được bật thì lượt truy cập sẽ kết thúc phiên GA hiện tại và kích hoạt phiên GA mới khi nguồn chiến dịch đã thay đổi.
Ở đây nguồn chiến dịch thay đổi vì giá trị GCLID đã thay đổi.
Trong trường hợp Google Adwords autotagging, mỗi click chuột vào quảng cáo đều có giá trị GCLID riêng. Do đó nhiều click chuột vào quảng cáo có thể tạo ra nhiều phiên khác nhau.
Ví dụ 3:
Nếu người dùng truy cập vào trang web của bạn thông qua quảng cáo tìm kiếm có trả tiền trong lần đầu tiên, và sau đó (sau 15 phút) quay trở lại website của bạn bằng cách nhấp lại vào cùng một quảng cáo tìm kiếm có trả tiền và bạn đang sử dụng gắn thẻ thủ công thay vì sử dụng Google Adwords autotagging thì lượt truy cập quay lại này sẽ không kết thúc phiên GA hiện tại và không kích hoạt phiên GA mới vì nguồn chiến dịch không thay đổi. Ở đây nguồn chiến dịch không thay đổi, vì các parameters theo dõi chiến dịch không thay đổi với mỗi lần nhấp chuột lên quảng cáo.
Vì vậy nếu bạn tư gắn thẻ các chiến dịch Adwords của mình thì nhiều nhấp chuột lên quảng cáo bởi một người dùng trong khoản thời gian nhất định thì sẽ không tạo ra nhiều phiên GA.
Ví dụ 4:
Nếu ngươi dùng truy cập vào website của bạn thông qua tìm kiếm tự nhiên trong lần truy cập đầu tiên, và sau đó (sau 15 phút) quay lại website của bạn bằng truy cập trực tiếp thì phiên GA hiện tại sẽ không kết thúc và không kích hoạt phiên GA mới.
Vì luợt truy cập trực tiếp không ghi đè lên nguồn chiến dịch.
Ví dụ 5:
Nếu người dùng truy cập vào website của bạn thông qua tìm kiếm tự nhiên trong lần truy cập đầu tiên, và sau đó quay lại website của bạn bằng truy cập trực tiếp, sau 30 phút thì lượt truy cập trở lại sẽ kết thúc phiên GA hiện tại và sẽ kích hoạt một phiên GA mới. Bởi vì theo phiên GA mặc định sẽ hết hạn sau 30 phút không hoạt động của người dùng.
Ví dụ 6:
Phiên GA sẽ không hết hạn nếu người dùng điều hướng đến một trang web khác nhưng quay lại trang web của bạn trong vòng 30 phút.
Phiên Google Analytics dài hơn 30 phút ?
Mỗi lần một hit mới được gửi trong một phiên GA, Google Analytics sẽ đặt lại thời gian hết hạn của phiên bằng cách thêm 30 phút nữa kể từ lần truy cập cuối cùng được gửi đi. Theo cách này một phiên có thể kéo dài hơn 30 phút.
Cài đặt thời gian chờ của Phiên
Theo mặc đinh, một phiên GA sẽ kết thúc sau 30 phút nếu không có hoạt động của người dùng. Bạn có thể thay đổi cài đặt này bằng cách thay đổi cài đặt thời gian chờ phiên làm việc trong chế độ xem GA.
Bạn có thể làm cho một phiên hết hạn sau 3 phút không hoạt động của người dùng hoặc sau 3 giờ không hoạt động của người dùng. Tuy nhiên, thời gian chờ phiên của GA không được nhỏ hơn 1 phút hoặc lớn hơn 4 giờ.
Để thay đổi thời gian chờ phiên của GA, bạn hãy làm theo những bước sau:
Bước 1: bạn truy cập đến “Admin” trong giao diện GA của bạn và sau đó nhấp vào liên kết ‘Sessions settings’.
Bước 2: Thay đổi cài đặt thời gian chờ ở phần ‘Timeout Handling’ và san đó nhấp vào nút ‘Apply’.
Thời lượng phiên Google Analytics cho trang website ?
Khoản thời gian của phiên mà bạn quyết định chọn, phụ thuộc vào thời gian trung bình người dùng ở trên website của bạn.
Nếu vì một lý do nào đó, người dùng dành nhiều thời gian ở trên website của bạn (trung bình tới 3 giờ) để tương tác với nội dung của trang web hoặc hoàn thành một số nhiệm vụ như (điền vào biểu mẫu, đơn, chơi game v.v.) thì bạn nên đặt thời gian phiên phù hợp với khoản thời gian đó.
Bạn có thể sử dụng thời gian trung bình người dùng ở trên website để quyết định thời lượng phiên GA. Ví dụ nếu thời gian trung bình là 3 phút, thì bạn có thể đặt thời gian chờ phiên là 3 phút thay vì 30 phút như mặc định.
Phiên Google Analytics bắt đầu và kết thúc ?
Có thể có những tình huống mà muốn bắc buộc phiên GA bắt đầu và kết thúc tùy thuộc vào hoạt động của người dùng.
Bạn có thể làm điều đó bằng cách sử dụng sessionControl configuration parameter trong khi gửi một hit. SessionControl configuration parameter được sử dụng để kiểm soát thời lượng của một phiên. Nó có thể có 2 giá trị: bắt đầu và kết thúc.
Giá trị “bắt đầu” buộc một phiên mới bắt đầu với một hit cụ thể.
Giá trị “kết thúc” buộc một phiên hiện tại kết thúc với một hit cụ thể.
Đo lường chất lượng của Phiên trong GA
Bạn có thể đo lường chất lượng của phiên trong Google Analytics thông qua báo cáo ‘Session Quality report’.