Với tình hình Google cập nhật như vậy, các đơn vị làm dịch vụ SEO và các doanh nghiệp nên làm gì vào lúc này, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh đang hoành hành trở lại thế này ?
Người làm SEO nên biết gì về những cập nhật của Google ?
Mỗi ngày, Google thường tiến hành nhiều thay đổi để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm. Hầu hết đó là những thay đổi nhỏ nhưng giúp Google từng bước cải thiện SERP.
Đôi khi, có thể là một bản cập nhật đáng chú ý. Mục đích của Google là xác nhận những cập nhật đó có thông tin hữu ích và những quản trị viên web, những người biên tập nội dung hay những người khác có thể tiến hành cải thiện trang web của họ.
Ví dụ: Ngày xưa khi cập nhật Google Panda, Google Penguin… Google đã đưa ra lời khuyên và thông báo trước đó nhiều tháng.
Google cũng từng xác nhận những lần sử dụng Core Update thường tạo ra những hiệu ứng lớn. Một số trang web có thể giảm thứ hạng hoặc tăng thứ hạng trong thời gian đó.
Google biết rõ những người bị tụt hạng sẽ cố gắng tìm cách khắc phục và Google mong bạn không cố gắng sửa chữa những thứ không đúng (bởi Google từng nói có thể không có bất kỳ lỗi nào để bạn sửa cả
Cần làm gì trong mỗi lần Google cập nhật Core Update ?
Thực tế khi website của bạn bị rớt hạng sau mỗi lần cập nhật Core Update của Google không chứng tỏ rằng bạn đã làm SEO sai cách. Bởi thực tế những phương pháp làm SEO của chúng ta đều không vi phạm nguyên tắc xếp hạng của Google.
Mà vấn đề nằm ở chỗ Google cập nhật thuật toán để giúp họ đánh giá nội dung tổng thể và điều này khiến một số tín hiệu xếp hạng cũ của các bạn không được đánh giá cao như trước và có thể cho ra những kết quả kém hơn.
Bạn có thể hiểu đơn giản qua hành trình sau:
– Những năm 2008 – 2012 đây là thời điểm thuật toán của Google thiên về Backlink nên những ai tập trung vào liên kết thì sẽ có kết quả rất tốt.
– Từ 2013 – 2018 đây là thời điểm Google ưu tiên các trang web có nội dung chất lượng
– Từ 2018 – 2019 Google ưu tiên về các tín hiệu mạng xã hội và ưu tiên Search Intent
– Từ 2019 – 2020 Google ưu tiên về các tín hiệu người dùng do RankBrain ngày càng thông minh hơn.
– Từ 2020 đến những năm tiếp theo muốn biết Google ưu tiên tiêu chí gì thì chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi các xu hướng mới nhất.
Mỗi năm một hoặc vài lần, Google thực hiện những thuật toán Update thực sự lớn và Google gọi nó là Core Update. Với hơn 10 năm ăn ngủ với SEO tôi thấy rằng các thuật toán lõi của Google đều được xây dựng và phát triển với mục đích cải thiện chất lượng SERP nhằm mục đích mang lại những nội dung tốt nhất và có chất lượng cao nhất dành cho người dùng.
Mỗi lần Google có cập nhật thuật toán bạn chỉ cần tập trung nhiều hơn vào cải thiện chất lượng nội dung mà thôi… vậy làm thế nào để xây dựng website có nội dung chất lượng cao để tránh bị ảnh hưởng trong mỗi lần cập nhật thuật toán của Google ?
Dưới đây là những lời khuyên của Google dành cho bạn về cách tự đánh giá chất lượng nội dung mà bạn đang cung cấp.
Hỏi đáp về chất lượng nội dung
– Nội dung có cung cấp thông tin gốc, báo cáo, nghiên cứu hay phân tích ?
– Nội dung có cung cấp các mô tả đầy đủ, hoặc toàn diện về chủ đề này ?
– Nội dung có cung cấp những thông tin phân tích sắc sảo hay các thông tin thú vị rõ ràng không ?
– Nếu nội dung dựa các nguồn khác, liệu nó có thể tránh sao chép hoặc viết lại nội dung trên các nguồn đó và thay vào đó cung cấp thêm các giá trị bổ sung và độc đáo không?
– Có phải tiêu đề và/hay tên trang cung cấp một bản tóm tắt hữu ích, mô tả nội dung ?
– Có phải tiêu đề và hay tựa trang tránh bị thổi phồng hay gây sốc về tự nhiên ?
– Đây có phải là loại trang bạn muốn đánh dấu, chia sẻ với một người bạn, hoặc gợi ý ?
– Bạn có mong đợi để xem nội dung này trong hoặc được tham chiếu bởi một tạp chí in, bách khoa toàn thư hoặc trong một cuốn sách?
Câu hỏi chuyên môn
– Có phải nội dung cung cấp thông tin theo một cách khiến bạn muốn tin tưởng nó, như nguồn gốc rõ ràng, bằng chứng về chuyên môn liên quan, nền tảng của tác giả hay nơi mà người đã phát hành thông tin, chẳng hạn như thông qua các liên kết đến một trang tác giả hoặc trang web của trang giới thiệu?
– Nếu bạn nghiên cứu trang web sản xuất nội dung, liệu bạn có tránh khỏi cảm giác rằng nó được tin tưởng hay được công nhận rộng rãi về vấn đề đó không?
– Có phải nội dung này được viết bởi một chuyên gia hay người đam mê, người rõ ràng biết rõ về chủ đề này ?
– Là nội dung miễn phí từ dễ dàng-xác minh lỗi thực tế ?
– Bạn có cảm thấy thoải mái khi tin tưởng nội dung này cho các vấn đề liên quan đến tiền bạc hoặc cuộc sống của bạn không ?
Câu hỏi giới thiệu và sản xuất
– Nội dung có không có vấn đề về chính tả hoặc văn phong không?
– Có phải nội dung sản xuất tốt, hay nó trông cẩu thả hay vội vàng sản xuất?
– Có phải nội dung được sản xuất hàng loạt bởi một số nhà sáng tạo, hay phổ biến qua một mạng lưới lớn các trang web, để các trang cá nhân hoặc các trang web không nhận được nhiều sự chú ý hay chăm sóc?
– Nội dung có quá nhiều quảng cáo phân tâm hoặc can thiệp vào nội dung chính không?
– Hiển thị nội dung có tốt cho thiết bị di động khi xem trên nó không?
Câu hỏi so sánh
– Nội dung cung cấp các giá trị đáng kể khi so sánh với các trang khác trong kết quả tìm kiếm không?
– Có phải nội dung đó đang phục vụ lợi ích thật sự của những vị khách đến trang web hay nó dường như tồn tại chỉ bởi một ai đó cố đoán xem cái gì có thể xếp hạng tốt trong các động cơ tìm kiếm?
Lời khuyên để giúp trang web phục hồi sau mỗi lần cập nhật
Sau khi cải thiện nội dung sẽ mất bao lâu để trang web có thể phục hồi là câu hỏi của không ít người làm SEO trên thế giới.
Bạn cần hiểu rằng các bản cập nhật thuật toán của Google có tác động lớn có thể xảy ra vài tháng một lần. Vì vậy nếu website của bạn cần một khoảng thời gian mới có thể khôi phục được thứ hạng.
Google không muốn bất kỳ trang web nào giữ vị trí cố định trên kết quả tìm kiếm. Đối với Google bất kỳ nội dung nào có giá trị tốt hơn nội dung đó sẽ được xếp hạng cao trên hệ thống.
Thêm nữa bạn cũng cần biết rằng Google không hiểu nội dung theo cách người đọc hiểu. Google thu thập các tín hiệu xếp hạng theo cách của họ và đánh giá mức độ liên quan tương tự như cách con người đánh giá.
Một lời khuyên nữa của tôi dành cho các bạn đó là ngoài việc tập trung xây dựng nội dung chất lượng cao, bạn hãy cố gắng phát triển những liên kết đến trang web của bạn từ những bài viết và những trang web liên quan tới ngành nghề của bạn hoặc từ những trang web có độ uy tín cao.
Điều này thực sự sẽ giúp cho website của bạn có được sự ổn định trên kết quả tìm kiếm.
Tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để giúp bạn có thể cải thiện chất lượng trang web cung cấp nội dung có giá trị cho người dùng và từ đó có được thứ hạng cao hơn trên Google.
Source: Baomoi